Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là người nắm giữ chức danh đứng đầu của ngân hàng nhà nước đồng thời cũng là thành viên của Chính phủ. Chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng nhà nước về các hoạt động cũng như lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Thống đốc là gì? Tìm hiểu thống đốc ngân hàng
Không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về vị trí và vai trò của thống đốc. Tuy nhiên, từ xa xưa tới nay thống đốc được biết đến là người đứng đầu trong việc cai quản một vùng hay một lĩnh vực, ngành nhất định.
Trước đây người ta dùng từ thống đốc để chỉ viên chức đứng đầu bộ máy chính quyền cai trị một xứ, một vùng. Khi xưa ở thời phong kiến của các nước, thống đốc có rất nhiều danh từ thay thế để chỉ chức vụ tương tự như tuần phủ, tri phủ, thứ sử, công sứ hay ủy viên.
Hoặc ở một số quốc gia thống đốc được coi là chủ tịch tỉnh hoặc tỉnh trưởng. Đây là người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc nhánh hành pháp ở một địa phương và thường cũng là người đại diện cao nhất của địa phương. Đa số trên các quốc gia trên thế giới, chức vụ thống đốc chỉ dành cho cấp địa phương cao nhất như là tiểu bang thuộc các nước phương tây hay tỉnh của các nước châu Á.
Hiện nay, trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có chức thống đốc NHNN Việt Nam đứng đầu Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Chức vụ này mang hàm Bộ trưởng, là một cơ quan ngang bộ.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ và là người đứng đầu lãnh đạo nhà quản lý ngân hàng nhà nước. Có nhiệm vụ chính là quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Chính phủ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc NHNN là cơ quan đứng đầu ngân hàng nhà nước sẽ có những nhiệm vụ cần phải đảm nhận và thực hiện nghiêm túc để đảm bảo cơ quan được vận hành trơn tru và đúng quy trình.
Chỉ đạo và điều hành ngân hàng nhà nước
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ đầu tiên là chỉ đạo, điều hành ngân hàng nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Tổ chức Chính phủ.
Đảm bảo ngân hàng thực hiện đúng Nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ và các cơ quan ngang Bộ, Nghị định của Chính phủ quy định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức về các vị trí của ngân hàng nhà nước, cũng như quy chế làm việc của chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan.
Phân công công việc trong ngân hàng
Phân công các vị trí công việc cho các Phó Thống đốc; Ủy quyền cho Trưởng Văn phòng đại diện và giám đốc Chi nhánh để giải quyết một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước;
Các vị trí ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện các công việc cụ thể trong khuôn khổ quy phạm pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, hay các cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến những nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước hoặc các vấn đề do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phân công.
Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra
Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra và kiểm tra hoạt động của các Bộ, các ngành, Ủy ban nhân dân các cấp. Bên cạnh đó còn các tổ chức tín dụng, các cơ quan, tổ chức khác, những đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện những quy định của pháp luật về tiền tệ cũng như hoạt động ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng có nhiệm vụ ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc. Hoặc uy quyền hay phân công một Phó Thống đốc trực điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước phòng khi Thống đốc vắng mặt.
Đồng thời cần trực tiếp giải quyết hoặc phân công một Phó Thống đốc xử lý các công việc của Phó Thống đốc khác khi Phó Thống đốc đó vắng mặt cũng là nhiệm vụ cần phải thực hiện.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có quyền gì ?
Bên cạnh các nhiệm vụ thì khi trở thành thống đốc ngân hàng sẽ được thực thi các hoạt động trong quyền hạn. Vậy quyền của thống đốc ngân hàng là gì, cùng tìm hiểu nhé.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản quy phạm
Đối với các văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc dựa vào các thông tư được ban hành để quy định các vấn đề là quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội và những pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; hay nghị định của Chính phủ; lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
Bên cạnh đó là các quy định về quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật của ngành Ngân hàng và quy định biện pháp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và những vấn đề khác do Chính phủ giao.
Thống đốc ban hành văn bản hành chính dưới hình thức là quyết định, chỉ thị đối với các vấn đề như phê duyệt chương trình, đề án; điều lệ của hội và các tổ chức phi Chính phủ.
Các quyết định điều chỉnh quy chế hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; hoặc để phát động phong trào thi đua; chỉ đạo, điều hành hành chính và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề tương tự khác.”
Như vậy, có thể thấy rằng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được phép ban hành văn bản hành chính bằng hình thức quyết định, chỉ thị. Đặc biệt là đối với các vấn đề về phê duyệt chương trình, đề án điều chỉnh quy chế hoạt động nội bộ của Ngân hàng Nhà nước, các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Quyền chỉ đạo và điều hành Ngân hàng nhà nước
Trên quy định của pháp luật hiện hành về thống đốc ngân hàng nói riêng và về ngân hàng nhà nước nói chung thì có quy định về việc thống đốc ngân hàng khi được bổ nhiệm là quyền lãnh đạo và điều hành Ngân hàng Nhà nước.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viên của Chính phủ, đồng thời là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước. Vì thế thế cần chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Vậy nên thống đốc có quyền tổ chức và chỉ đạo thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia theo thẩm quyền. Đồng thời chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khác.
Các quyết định thành lập chấm dứt hoạt động theo thẩm quyền của các đơn vị trực thuộc ngân hàng nhà nước hoạt động trong đa dạng lĩnh vực. Như đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, nghiên cứu thông tin hay lý luận khoa học ngân hàng, và cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động kho quỹ, dịch vụ công nghệ tin học ngân hàng và thanh toán và dịch vụ thông tin tín dụng.
Quyết định thành lập, chấm dứt các hoạt động của các chi nhánh, văn phòng đại diện, các ban, hội đồng tư vấn về các vấn đề liên quan đến những chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước
Quyền đại diện pháp nhân của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư liên tịch giữa Thống đốc với Thủ trưởng và Bộ trưởng với các cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội và pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Cũng như các lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan, ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước cũng như các bộ, cơ quan ngang bộ đó.
Báo cáo trước Quốc hội kết quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia hằng năm, báo cáo và giải trình những vấn đề được nêu ra trước quốc hội, ủy ban thường vụ và các cơ quan của Quốc hội, cung cấp những thông tin, tài liệu kịp thời cần thiết cho cơ quan của Quốc hội trong trường hợp được yêu cầu để giám sát thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Tầm quan trọng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Thống đốc nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng nhà nước nói riêng cũng như đất nước nói chung. Bởi Thống đốc nhà nước có ban hành các văn bản mang tính quyết định, quy định quan trọng và có ảnh hưởng lớn.
Bên cạnh đó đây cũng là đại diện pháp nhân của ngân hàng nhà nước chính là người đại diện trên pháp lý của ngân hàng nhà nước, vì thế có tầm quan trọng rất lớn đối với ngân hàng.
Đồng thời là chỉ đạo, điều hành hành chính; phát động phong trào thi đua; đôn đốc, cũng như kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các vấn đề tương tự khác. Lưu ý rằng những việc làm này đều phải thuộc trong thẩm quyền của Thống đốc và được pháp luật hiện hành quy định.
Thống đốc NHNN hiện nay đang là ai?
Thống đốc ngân hàng của nhà nước Việt Nam là một thành viên trong Chính phủ và được chính Thủ tướng đề nghị trình Quốc hội chấp nhận. Ở Việt Nam đã có rất nhiều người tài giỏi trở thành thống đốc ngân hàng và được người dân tin tưởng ủng hộ.
Qua mỗi thời kỳ sẽ có một lãnh đạo khác nhau và thời gian nhiệm kỳ cũng không giống nhau. Có thể thời gian nhận nhiệm kỳ là 1 năm, nhưng có thể là 8 năm tùy theo năng lực và kết quả mà khi đảm nhận vị trí lãnh đạo thực hiện được.
Hiện nay ở Việt Nam, thống đốc ngân hàng là bà Nguyễn Thị Hồng, được bổ nhiệm chức vụ này vào ngày 12 tháng 11 năm 2020. Bà cũng là nữ thống đốc ngân hàng của nhà nước đầu tiên tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại.
Lời kết
Trên đây là các thông tin đầy đủ và chi tiết về thống đốc ngân hàng nhà nước chúng tôi đã tổng hợp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chức vụ này.