Sacombank có một cái tên đầy đủ là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thương Tín viết tắt Chính thức thành lập từ năm 1991 tại thành phố Hồ Chí Minh sau đến năm 1993 thì có thêm một cơ sở mới tại Hà Nội. Cùng chúng tôi trên hành trình khám phá thêm về ngân hàng này nhé!
Khái niệm về Sacombank là ngân hàng gì?
Như đã nói ở trên thì sacombank là Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín với tên giao dịch: Sacombank, là một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam, được tổ chức và thành lập vào năm 1991 với vốn điều lệ ban đầu lên tới 14.176 tỷ đồng, được xem là ngân hàng thương mại cổ phần có số vốn điều lệ và hệ thống chi nhánh lớn nhất tại Việt Nam.
Trải qua thời gian hơn 30 năm hoạt động hình thành và phát triển trên thị trường, dưới sự biến đổi liên tục của nền kinh tế, Sacombank đã luôn cố gắng hết mình và dần dần trở thành một trong các thương hiệu có vị thế vững chắc trên thị trường tài chính của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, Sacombank đã mở rộng phạm vi hoạt động ra khắp 63 tỉnh thành với nhiều chi nhánh và phòng ban giao dịch, cùng với hàng nghìn đội ngũ nhân viên làm việc rất chuyên nghiệp. Trong tương lai không xa, Sacombank sẽ có nhiều bước chuyển mình trong công cuộc đẩy mạnh nhằm nâng tầm tên tuổi của mình trên khu vực quốc tế.
Quá trình hoạt động, phát triển của Sacombank
Ở khoảng thời gian đầu mới thành lập, Sacombank chỉ là một tổ chức tín dụng nhỏ lẻ với vốn điều lệ ở mức 3 tỷ đồng. Cho tới những năm 1995-1998, với sáng kiến phát hành cổ phiếu của đông đảo đại chúng (Sacombank đã trở thành một trong các công ty đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng tại Việt Nam), Sacombank đã nâng được số vốn từ 23 tỷ lên đến 71 tỷ đồng.
Ý nghĩa logo nhận diện thương hiệu của Sacombank
Với việc sử dụng màu xanh nước biển để làm chủ đạo cho logo, chính điều này đã tạo ra sự mát mắt cho thị giác. Màu xanh của logo mang ý nghĩa là màu của sự vươn lên, vươn cao và quyết tâm không ngừng nghỉ. Thoạt nhìn lướt qua, logo ngân hàng Sacombank khiến ta có cảm giác khá là cứng cáp và mạnh mẽ với phông chữ dày, phần nào thể hiện được sự bền vững và niềm tin.
Dưới cái nhìn một cách khách quan và trung thực nhất, Sacombank logo thu hút với thiết kế tỉ mỉ, chỉn chu, tượng trưng rõ ràng cho sứ mệnh cũng như mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai, đồng thời cũng phần nào bày tỏ tinh thần trách nhiệm với cộng đồng hay khách hàng, nhà đầu tư và cả đối tác.
Các dấu ấn tiêu biểu trong chặng đường hình thành phát triển
Chỉ trong khoảng thời gian là 5 năm, mà Sacombank đã từng bước hoàn thiện và trở thành một trong những cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong các ngân hàng TMCP. Đến năm 1995, Sacombank tiến hành công cuộc cải tổ theo mô hình quản trị tiên tiến. Với 2 năm sau tiên phong, dẫn đầu thành lập tổ chức tín dụng ở bên ngoài các địa bàn Sacombank đã mở.
- Ngày 28/06/2020: Với vai trò tổ chức chương trình đi/chạy bộ trực tuyến “Các bước chân vì cộng đồng” chặng 1, 2, 3 trong công cuộc góp vốn vào để xây dựng quỹ nhà văn hoá cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số ít người ở địa bàn tỉnh Quảng Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang.
- Ngày 17/09/2020: Tham gia vào quá trình chuyển đổi số trong khâu quản trị nguồn nhân lực với giải pháp SAP SuccessFactors đẩy mạnh số hóa hoàn toàn những quy trình nhân sự và cả công tác quản lý và phát triển đội ngũ nhân lực.
- Ngày 28/10/2020: Là một trong số các ngân hàng đầu tiên áp dụng tính năng là xác thực trực tuyến 24/7 hay còn gọi là eKYC và để có thể mở được tài khoản giao dịch ngay trên ứng dụng Sacombank Pay
- Ngày 27/11/2020: Ngân hàng Việt Nam đầu tiên đưa vào và sử dụng công nghệ Tap to phone – chấp nhận hình thức thanh toán mà không tiếp xúc bằng điện thoại di động cộng thêm với tính năng NFC – thanh toán không tiếp xúc bằng điện thoại.
Mạng lưới Sacombank như thế nào?
Sacombank đã mạnh tay trong việc sắp xếp lại những điểm giao dịch, làm chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh để một lần nữa khẳng định vị thế là một trong các Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Mới thành lập, Sacombank đã mang trong mình hoài bão để biến sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng có thể tiếp cận tới được từng người dân trên khắp mọi miền tổ quốc.
Tăng cường mở rộng mạng lưới
Trong 20 năm đầu tiên từ khi xuất hiện, phát triển mạng lưới là một trong các giải pháp then chốt trong từng chiến lược của Sacombank. Tới năm 2012, hệ thống mạng lưới gần 430 điểm giao dịch là lợi thế chủ đạo của Sacombank trong nhóm những ngân hàng TMCP trong nước, phủ kín gần khắp những tỉnh thành khu vực Đông Nam bộ, Tây Nam bộ, rồi tới Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và cả Tây Nguyên.
Đồng thời cũng là đơn vị dẫn đầu mở rộng hoạt động ra khỏi biên giới Việt Nam với 2 chi nhánh là tại Lào và Campuchia. Chiến lược này càng làm rõ được tầm nhìn của Sacombank khi Thông tư 21 của NHNN được ban hành và có hiệu lực vào năm 2013 “siết chặt” việc mở thêm nhiều chi nhánh và phòng giao dịch khác của các ngân hàng thương mại.
Thêm một bước ngoặt khác đã góp phần nâng tầm quy mô hoạt động của Sacombank sau khi đã thành công trong việc sáp nhập với 563 điểm giao dịch vào ngày 01/10/2015, nằm ở vị trí thứ 5 trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, chỉ có sau 4 ngân hàng quốc doanh.
Tăng cường chất lượng
Bên cạnh việc nhân rộng về mặt số lượng, Sacombank còn quan tâm tới khâu tăng cường hiệu quả hoạt động của mạng lưới. Trong suốt hơn 2 năm qua, Ngân hàng đã có thực hiện lại việc tái bố trí 181 điểm giao dịch, cụ thể chính là việc nâng cấp toàn bộ những Quỹ tiết kiệm lên mô hình.
Địa bàn hoạt động mà Sacombank đang hướng tới là những khu vực ngoại thành, vùng ven biển, vùng sâu, vùng xa để phần nào phát triển nông nghiệp và nông thôn. Những điểm giao dịch cơ bản là đều nhanh chóng và ổn định, theo đà tăng trưởng tích cực và chiếm một thị phần đáng kể ở nhiều địa phương.
Đặc biệt hơn là theo Đề án tái cơ cấu được NHNN phê duyệt, Sacombank sẽ được mở thêm 14 chi nhánh ở khu vực phía Bắc dựa trên cơ sở chuyển đổi giấy phép của những chi nhánh hiện có và thành lập 14 PGD dựa trên cơ sở những chi nhánh đã chuyển đổi giấy phép để có thể tiếp tục phục vụ khách hàng ở địa bàn đó.
Đây cũng là một bước đệm đà rất tốt trong việc phát triển mạng lưới mạnh mẽ của Sacombank khi hiện nay đa số những ngân hàng đều bị hạn chế việc thêm mở chi nhánh theo quy định của Thông tư 21. Sau khi hoàn tất thủ tục khai trương thêm 14 chi nhánh này, Sacombank sẽ dần phủ kín mạng lưới ở 62/63 tỉnh thành Việt Nam.
Sacombank là ngân hàng có những dịch vụ gì?
Dịch vụ khách hàng trên cương vị cá nhân: những sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank hiện đang cung cấp cho nhiều khách hàng cá nhân như là:Thẻ tín dụng và thẻ ATM. Khách hàng còn được cho vay tín chấp và cả thế chấp. Thêm cả các gói bảo hiểm nhân thọ. Rồi dịch vụ ngân hàng điện tử và những gói tiền gửi tiết kiệm.
Sacombank nhiều dịch vụ khác như là chuyển tiền, ngoại hối, trái phiếu…Dịch vụ chuyển tiền đầy tiện ích: có thể chuyển tiền tới bất kỳ ngân hàng nào trong và ngoài nước. Được hưởng dịch vụ ngoại hối với việc mua bán vàng và ngoại tệ với giá tốt nhất. Ngoài ra khâu mua bán lẻ Trái phiếu Sacombank góp phần đầu tư gia tăng lợi nhuận với mức độ rủi ro cực thấp.
Sacombank vay tiêu dùng với mục đích là để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Vay không cần tài sản bảo đảm hay là thế chấp. Vay linh hoạt theo từng nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Vay thế chấp sổ đỏ với lãi suất tốt nhất trên thị trường, vay ngân hàng cho việc mua nhà. Thêm vào đó là có rất nhiều các danh sách dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp.
Những sản phẩm tín dụng cụ thể tại Sacombank như là: Thấu chi các tài khoản cho doanh nghiệp. Cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay tiền trả góp. Hỗ trợ việc mua xe ô tô doanh nghiệp. Thêm vào đó là dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cùng với bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu, cuối cùng dịch vụ tài trợ thương mại và bảo lãnh quốc tế.
Các phương thức liên hệ ngân hàng TMCP Thương Tín
Tổng đài của Sacombank vừa cho ra mắt 2 tính năng mới là xác thực tự động TPIN và một kênh trả lời tự động giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tra cứu thông tin qua hệ thống tổng đài mà không cần phải tới gặp trực tiếp tổng đài viên. Với hiệu năng xác thực tự động TPIN này, khách hàng sẽ làm giảm thiểu thời gian để cung cấp những thông tin xác thực khi gọi đến tổng đài như trước đây.
Để có thể sử dụng được tính năng này, khách hàng của Sacombank chỉ cần gọi điện cho tổng đài sau đó chọn phím 5 và đăng ký mật mã TPIN. TPIN sẽ gồm 6 chữ số bí mật do chính tay khách hàng tự chọn và được lưu ở hình thức dạng mã hóa để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối thông tin cá nhân của khách hàng.
Còn đối với Kênh trả lời tự động Sacombank, thì khách hàng cũng gọi điện tới tổng đài theo số 1900 5555 88 rồi nhấn phím 4 để tra cứu các thông tin cần thiết như là: số tài khoản, số dư của tài khoản này; rồi số dư thanh toán và tình trạng thẻ; đồng thời cũng có thể tra cứu thêm các cú pháp tin nhắn để chủ động kích hoạt lại thẻ trong trường hợp thẻ bị khóa hoặc là báo việc cấp lại mật mã thẻ.
Trung tâm Dịch vụ khách hàng của Sacombank được hình thành từ năm 2009 với đầu số là 1900 5555 88 và email là [email protected], thời gian hoạt động liên tục 24/7 với quy mô số lượng lớn về công nghệ cũng như nguồn lực.
Kết luận
Trên đây chính là bài viết chia sẻ mọi thông tin hữu ích về ngân hàng Sacombank. Hi vọng là đến giây phút này các bạn đã biết được Sacombank là ngân hàng gì? Có đáng để đặt niềm tin vào không? Rồi những dịch vụ và tiện ích mà ngân hàng này đem tới cho khách hàng.