Bạn có từng có sự nhầm lẫn về ngân hàng SCB là ngân hàng Sacombank không. Hiện nay trên mạng đang rầm rộ thông tin ngân hàng SCB sắp phá sản vậy SCB là tên viết tắt của ngân hàng gì?. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về SCB cũng như tin đồn thực hư về ngân hàng này qua bài viết dưới đây.
Ngân hàng SCB là ngân hàng gì?
Để bạn biết thêm về ngân hàng SCB thì tên đầy đủ của ngân hàng này là ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và được viết tắt là SCB. Vào ngày 26/12/2011 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn được thành lập từ việc hợp nhất từ 3 ngân hàng con với tiền thân là các ngân hàng sau. Đầu tiên là ngân hàng SCB, thứ hai là ngân hàng TinNghiabank và thứ ba là ngân hàng Ficombank.
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn được chính thức đi vào hoạt động là ngày 01/01/2012 tính tới hiện tại là đã trải qua hơn 10 năm hoạt động trên thị trường tài chính. Cũng nhờ vào thế mạnh từ việc hợp nhất ba ngân hàng trên đã tạo cho ngân hàng SCB luôn có bước tiến phát triển nhanh chóng và không ngừng tăng trưởng và lớn mạnh.
Nằm trong top 5 danh sách ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu quy mô lớn nhất của nước ta. Hiện tại đã mở rộng đến khoảng 239 điểm giao dịch khác nhau trên khắp cả nước với ý định phủ sóng hết cả nước. Các trụ sở và chi nhánh của ngân hàng đã phủ sóng trên 28 tỉnh thành nước ta và tất cả đều nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước.
Thế mà hiện nay lại có một thông tin hết sức nhức nhối và được đưa ra tranh luận là ngân hàng SCB sắp phá sản. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu thêm về thông tin này.
SCB, Sacombank phân biệt như thế nào?
Có rất nhiều người thường hay nhầm lẫn giữa hai ngân hàng đó là ngân hàng Sacombank với ngân hàng SCB. Đa phần trong số đó đều cho rằng SCB là tên viết tắt của ngân hàng Sacombank vì nó ná ná tương đồng về kỹ tự.Nhưng trên thực tế thì đây lại là hai ngân hàng hoàn toàn khác nhau.
SCB là ký tự viết tắt cho tên giao dịch của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn. Còn về phía ngân hàng Sacombank cũng có tên viết tắt là Sacombank hay được viết tắt ngắn gọn hơn là STB. Bây giờ chắc hẳn bạn đã có thể phân biệt được hai loại ngân hàng lớn này rồi.
Truyện sẽ không có gì nghiêm trọng nếu không xảy ra một vài thông tin xấu gây bất lợi cho ngân hàng SCB. Hiện nay trên mạng xã hội đang lan truyền nhanh những thông tin về việc ngân hàng SCB sắp phá sản dẫn đến một hiện tượng người dân đổ nhau đi rút các khoản tiền trước hạn. Để tránh sự nhầm lẫn giữa hai ngân hàng này thì các chủ tài khoản phải phân biệt được cho rõ hai ngân hàng này là hai cá thể khác nhau và hoạt động cũng tách biệt nhau.
Thực hư ngân hàng scb sắp phá sản?
Khi bạn đọc được bài viết này thì bạn đã thấy trên mạng xã hội hiện đang lan truyền ồ ạt hàng loạt các tin đồn như ngân hàng SCB sắp phá sản. Những thông tin này đưa ra với lý do ngân hàng hiện đang vỡ nợ thông tin này hiện là những thông tin không có nguồn gốc chính thống.
Chưa kể với những tin đồn trên đây còn chưa được một ai khẳng định và có sự thanh tra giám sát kiểm chứng của ngân hàng nhà nước. Nguyên nhân mà để làm cho ngân hàng SCB này gặp khó khăn ngược lại đó là do việc lan truyền các thông tin xấu, tiêu cực một cách rộng rãi mới chính nguyên nhân chính gây ra.
Hiện tượng đóng của chi nhánh của SCB
Hiện tượng xuất hiện những tin đồn hiện nay đối với ngân hàng SCB là người ta phát hiện do có một số chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn đóng cửa đổi địa chỉ. Bởi do vài nguyên nhân mà những địa điểm cũ đã không còn mang lại được hiệu quả giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp như trước nữa cũng có thể thậm chí còn bị hao hụt vốn.
Chính vì do có quá nhiều chi nhánh đóng cửa cùng một lúc. Nên đây cũng là nguyên nhân đã khiến cho tin đồn ngày càng lan rộng về phía ngân hàng SCB phá sản. Hay thậm chí với các tiêu đề giật gân như: SCB vỡ nợ hoặc SCB có biến tiêu cực,… bùng nổ làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Một thành viên trong Hội đồng quản trị SCB gặp biến cố
Cùng với sự lan rộng của việc các chi nhánh của ngân hàng liên tục đóng của thì song song cạnh đó còn có thêm một sự kiện nữa. Đó là một tin buồn vô cùng trùng hợp ngẫu nhiên lại xuất hiện vào giữa ngày khoảng thời điểm nhạy cảm lúc này. Chính là người điều hành của công ty giữ chức vụ chủ tịch ban hội động quản trị và kiêm đảm nhiệm tổng giám đốc của công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt ông chính là Nguyễn Tiến Thành.
Bên cạnh những chức vụ này ông còn đồng thời là một trong những thành viên của ban hội đồng quản trị của ngân hàng SCB. Vào ngày 6/10/2022 ông đột ngột qua đời thêm vào đó hiện nay hệ thống chuyển tiền của SCB đang gặp một vài lỗi bắt đầu vào ngày 07/10/2022. Tuy nhiên trường hợp này đã được ngân hàng khắc phục lập tức nhanh chóng và được giải quyết vào thời điểm cuối ngày.
Tổng hợp lại với hàng loạt những điểm trùng hợp trên đã làm cho nhiều khách hàng của ngân hàng này lo sợ và e ngại hơn với số tiền của mình. Họ sợ sẽ bị mất nên đã gấp rút truyền tai nhau chạy đi rút tiền dù cho dù trước thời hạn.
Có một số điều chắc hẳn các bạn vẫn chưa được biết trên thực tế để một ngân hàng phá sản là một điều cực kỳ khó và hiếm khi xảy ra. Bời thực chất các ngân hàng tưởng chừng hoạt động độc lập và riêng lẻ với nhau nhưng thực chất các ngân hàng có một mạng lưới kết nối ngầm mà bạn khó có thể biết.
Có nên nhanh chóng rút tiền khỏi SCB hay không?
Vào cuối ngày 7/10/2022 số lượng người ghé thăm đôi với ngân hàng SCB đã tăng lên đột biến bởi qua những tin đồn trên các trang mạng. Đa phần số người đến chia thành hai loại một là đến để rút tiền và hai là một số người đến chỉ để thăm dò thông tin thực hư có đúng như lời đồn hay không. Điểm chung là đều đến do sự lo lắng về số tiền hiện họ đang gửi trong ngân hàng này. Từ đây phát sinh ra vấn đề có nên rút tiền trong ngân hàng SCB trước hạn hay không.
Ngân hàng Nhà nước trước những tình hình trên đã khẳng định sẽ theo dõi sát sao tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SCB. Đồng thời cũng sẽ đề ra biện pháp để khắc phục cho ngân hàng được hoạt động kinh doanh bình thường. Ưu tiên đảm bảo quyền cũng như lợi ích của các người gửi tiền tại đây.
Trước tình hình ngân hàng SCB sắp phá sản ngân hàng Nhà nước cũng đã thông báo khuyến cáo người dân không nên rút tiền trước thời hạn. Đừng quá lo lắng nếu bạn đang là khách hàng của ngân hàng này.
SCB có còn là ngân hàng an toàn?
Trước những tình hình tin đồn thiếu tính chính xác như trên đã làm cho rất nhiều người sản sinh ra loại cảm giác hoang mang rốt cuộc ngân hàng SCB sắp phá sản có thật sự an toàn nổi không. Hãy cùng tìm hiểu thêm xem về độ tin cậy và an toàn dù đứng trước tin đồn ngân hàng SCB sắp phá sản.
Những điểm an toàn trước tin đồn ngân hàng scb phá sản
Để bạn có thể yên tâm trước những tin đồn không hay về ngân hàng SCB sắp phá sản. Thì dưới đây sẽ liệt kê một vài thông tin cho các bạn đọc tham khảo về sự vững mạnh trước thời gian của ngân hàng này.
Thứ nhất: là ngân hàng SCB này đã thông qua được hai chứng chỉ bảo mật nổi tiếng là PCI DSS của Controlcase và với thêm một chứng chỉ ISO/IEC 27001:2013 được cung cấp bởi BSI.
Thứ hai: với hơn 10 năm kinh nghiệm thì đây được đánh giá là một ngân hàng có tuổi đời hoạt động khá lâu trên thị trường nước ta. Thông qua những nguồn sản phẩm và dịch vụ mà SCB mang lại cũng nhận được khá nhiều đánh giá cao và tích cực. Bên cạnh đó chưa kể SCB là một trong những ngân hàng được cho là lớn tại Việt Nam.
Thứ ba: với nền tảng vững chắc là sự hợp nhất từ ba ngân hàng lớn là SCB; FCB và TNB thì đây được xem giống như đại gia thứ thiệt trong giới hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ tư: ngân hàng SCB với tổng tài sản của toàn bộ ngân hàng tính đến cuối quý II của năm 2022 đã đạt hơn 760.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó tiền gửi vào của khách hàng là hơn 595.440 tỷ đồng. Ngoài các khoản trên thì lãi suất trước thuế của ngân hàng mẹ cũng đã thu được à 682 tỷ đồng.
Nên tin tưởng vào scb không
Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh thì phải có một số vốn nhất định thì mới được ngân hàng nhà nước Việt nam cấp giấy phép cho hoạt động vào lĩnh vực ngân hàng. Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh hết sực là nhạy cảm vì hình thức kinh doanh chính của nó là tiền. Bên cạnh đó được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng nhà nước thì bạn càng có thể yên tâm mà tin tưởng đối với ngân hàng SCB.
Sau phát sinh ra những tin đồn về ngân hàng SCB sắp phá sản và có rất nhiều hiện tượng khách hàng đồng thời hàng loạt rút tiền trước hạn. Thì ngân hàng SCB này đang được đưa vào diện theo dõi để kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại thì ngân hàng này vẫn được đánh giá là có tính an toàn về các phương diện bảo mật thông tin cho khách hàng.
Kết luận
Bạn đã xem bài viết trên đây và bài viết này đã đưa ra các thông tin xoay quanh và liên quan đến những nghi vấn ngân hàng SCB sắp phá sản có đúng là thông tin chính thống hay không. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn được cái nhìn tổng quan nhất đối với ngân hàng SCB hay với tên là ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn.