Lãi suất tiết kiệm các ngân hàng được cập nhật liên tục, lựa chọn ngân hàng nào có lãi suất cao nhất, nhiều ưu đãi nhất là vấn đề băn khoăn của mỗi cá nhân. Nếu bạn có ý định gửi tiết kiệm ngân hàng thì cần phải hiểu rõ những vấn đề liên quan đến lãi suất tiết kiệm. Dưới đây là một số lưu ý về lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây!
Hiểu rõ lãi suất tiết kiệm là gì?
Để hiểu rõ lãi suất tiết kiệm là gì, trước tiên bạn phải nắm rõ định nghĩa của tiền gửi tiết kiệm. Và theo thông tư 48/2018 của NHNN Quy định về tiền gửi tiết kiệm thì “tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng”.
Lãi suất tiết kiệm là số tiền sinh lợi theo thời gian khi bạn gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm của ngân hàng. Lãi suất gửi tiền tiết kiệm của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau nhưng đều thuộc sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất giữa các bên sẽ không quá lớn.
Sẽ có hai hình thức gửi tiết kiệm là gửi tiết kiệm có kỳ hạn và gửi tiết kiệm không có kỳ hạn, với hai mức lãi suất gửi tiền tiết kiệm. Đối với lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn, thời hạn gửi tiền tối thiểu là 1 tháng và tối đa là 36 tháng, phần trăm lãi suất sẽ tăng tỉ lệ thuận với kỳ hạn tiền gửi. Còn lãi suất gửi tiết kiệm không có kỳ hạn sẽ thấp hơn hình thức có kỳ hạn, nhưng ưu điểm là bạn có thể tất toán tiền gửi bất kỳ lúc nào mà không mất lãi suất.
Ví dụ: Một khách hàng chọn tính năng gửi tiết kiệm có kỳ hạn Term Deposit của Ngân hàng số Timo để mở tài khoản tiết kiệm với số tiền 500.000.000 VND, kỳ hạn 6 tháng và mức lãi suất 7.35%/năm. Sau 1 năm số tiền sinh lợi nhận được là: 500.000.000 x 7.35%/12 x 12 = 36.850.684 VNĐ.
Tham khảo thêm:
- Ngân hàng ACB là ngân hàng gì và các dịch vụ đang cung cấp
- VP Bank là ngân hàng gì ? Dịch vụ có uy tín không?
Tham khảo mức lãi suất gửi tiết kiệm hiện nay
Việc lựa chọn một ngân hàng phù hợp và an tâm là điều quan trọng khi bạn quyết định gửi tiền tiết kiệm. Một ngân hàng lớn không chỉ có các dịch vụ tốt mà còn phải bền vững và đáng tin cậy. Bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin trên các trang báo tài chính – kinh tế để xem những báo cáo đánh giá về các ngân hàng.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc điều hành chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm đã giữ mặt bằng lãi suất khá ổn định. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước đến đầu tháng 7, lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 4,5-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; từ 5,5-6,5%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 5 đến dưới 12 tháng và kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6,6-7,3%/năm.
Ngân hàng Vietcombank
- Lãi suất không kỳ hạn: 0.1
- Lãi suất có kỳ hạn (1 – 36 tháng): 4.5 – 6.8%
Ngân hàng BIDV
- Lãi suất không kỳ hạn: 0.1%
- Lãi suất có kỳ hạn (1 – 36 tháng): 4.5 – 6.9%
Ngân hàng số Timo
- Lãi suất mục tiêu (không có kỳ hạn): 1.0%
- Lãi suất có kỳ hạn (1 – 18 tháng): 5.3 – 7.6%
Ngân hàng Agribank
- Lãi suất không kỳ hạn: 0.2%
- Lãi suất có kỳ hạn (1 – 36 tháng): 4.5 – 6.8%
Ngân hàng ACB
- Lãi suất không kỳ hạn: 0.3%
- Lãi suất có kỳ hạn (1 – 36 tháng): 5.3 – 7.1%
Thông thường với những ngân hàng có mức lãi suất gửi tiền tiết kiệm hấp dẫn thì sẽ đi kèm với các điều kiện và điều khoản như quy định số tiền gửi tối thiểu từ hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng, cùng với kỳ hạn gửi dài. Bên cạnh đó bạn phải cam kết với ngân hàng sẽ không rút tiền trước kỳ hạn đã quy định.
Tham khảo thêm:
- So sánh lãi suất ngân hàng mới nhất
- Gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất?
- 7 kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bạn cần biết
Như vậy, chúng tôi vừa nêu ra một số lưu ý về lãi suất tiết kiệm ngân hàng bạn có thể tham khảo. Để biết thêm lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hãy theo dõi website kienthucnganhang.net để cập nhật thêm thông tin nhé!