Thông thường, chúng ta đều mong muốn có thể tiết kiệm tiền để phục vụ cho những kế hoạch tương lai. Và biện pháp được nhiều người sử dụng nhất là gửi tiền ngân hàng. Vậy làm sao để gửi tiết kiệm an toàn? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng hiệu quả nhất.
1. Chọn kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm từ 6 – 9 tháng
Thay vì gửi tiền tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 3 – 4 tháng hay quá dài từ 12 – 15 – 18 – 24 – 36 tháng thì bạn nên chọn cách gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn trung bình từ 6 – 9 tháng. Lý do bởi theo khảo sát tại các ngân hàng, lãi suất khách hàng nhận được khi gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 – 9 tháng cao hơn so với kỳ hạn 3 – 4 tháng, và cũng không thấp hơn nhiều so với các kỳ hạn dài hơn; mà vẫn có thể chủ động rút tiền không bị ràng buộc.
2. Chia nhỏ số tiền cần gửi tiết kiệm an toàn
Một nguyên tắc rất ít người biết và áp dụng khi gửi tiền ngân hàng đó là nên chia nhỏ số tiền cần gửi. Ví dụ, bạn dự định gửi tiết kiệm ngân hàng 500 triệu đồng, thay vì gửi chung vào một sổ/tài khoản tiết kiệm, bạn hãy chia nhỏ thành 2 – 3 sổ. Điều này giúp bạn không bị mất nhiều tiền lãi khi có việc gấp cần rút tiền. Thay vì phải rút cả sổ tiết kiệm với số tiền lớn, bạn chỉ cần rút từng sổ tiết kiệm nhỏ.
Lưu ý: Gửi một số tiền lớn trong cùng một sổ tiết kiệm thường có mức lãi suất cao hơn so với việc chia nhỏ sổ. Điều quan trọng lúc này là bạn cần cân nhắc lãi suất và các nguy cơ rủi ro có thể gặp phải để lựa chọn được kỳ hạn gửi tiết kiệm phù hợp nhất. Tránh tình trạng gửi tiết kiệm kỳ hạn dài khi có việc gấp cần dùng đến bạn lại phải rút tiền tiết kiệm trước kỳ hạn và không được hưởng nhiều ưu đãi.
Tham khảo thêm:
- Ngân hàng ACB là ngân hàng gì và các dịch vụ đang cung cấp
- VP Bank là ngân hàng gì ? Dịch vụ có uy tín không?
3. Kiểm tra thông tin trên sổ tiết kiệm
Nếu bạn mở sổ tiết kiệm trực tiếp tại quầy thì cần kiểm tra chính xác họ tên, thời gian gửi, số tiền gửi ngân hàng, lãi suất cũng như chữ ký để tránh tình trạng nhân viên ngân hàng nhập sai thông tin, thậm chí là cố ý chiếm đoạt tài sản. Đặc biệt, một kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng quan trọng nhất là bạn cần hạn chế thay đổi chữ ký trong kỳ hạn gửi tiền vì sẽ gặp rắc rối khi rút tiền như phải trải qua trình xác thực thực chữ ký và chủ tài khoản phức tạp, mất thời gian.
Tương tự khi gửi tiết kiệm online, quá trình cung cấp các thông tin cá nhân cũng như số tiền, kỳ hạn gửi bạn cũng cần kiểm tra chính xác để đảm bảo nhận được mức lãi suất như mong muốn. Hệ thống bảo mật của ngân hàng gồm nhiều lớp khác nhau nên bạn có thể an tâm về độ an toàn. Với hình thức gửi tiết kiệm online, bạn có thể kiểm tra các thông tin của số tiết kiệm rất đơn giản và nhanh chóng trên điện thoại di động/máy tính có kết nối wifi và cài đặt ứng dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking của ngân hàng.
4. Cân nhắc giữa lãi suất và thương hiệu giữa các ngân hàng
Theo các thống kê và khảo sát gần đây, các ngân hàng nhỏ thường trả mức lãi suất gửi tiết kiệm cao hơn cho khách hàng so với các ngân hàng lớn, cụ thể là từ 0,5 – 1.5%. Tuy được hưởng lãi suất cao hơn nhưng cũng đồng nghĩa với rủi ro nhiều hơn như thất thoát tiền.
Lời khuyên dành cho bạn khi gửi tiết kiệm là không nên đặt nặng vào lãi suất được nhận. Điều bạn cần chú trọng nhất chính là thương hiệu ngân hàng mà bạn dự định sẽ gửi tiết kiệm thế. Hãy tìm hiểu thật kỹ để chọn được đơn vị ngân hàng uy tín, an toàn và có mức lãi suất cao khi gửi tiết kiệm.
Để tra cứu và so sánh lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất, bạn có thể gọi tới tổng đài chăm sóc khách hàng, đến trực tiếp ngân hàng để hỏi hoặc truy cập website của từng ngân hàng để nắm được chính xác mức lãi suất ở thời điểm hiện tại.
5. Không nên gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng nước ngoài
Chắc chắn sẽ rất nhiều người đặt ra câu hỏi tại sao không nên gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng nước ngoài? Giải đáp thắc mắc này, các chuyên gia tài chính cho biết vì ngân hàng nước ngoài chủ yếu cung cấp dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu, vay tín chấp hay vay tiền gửi không tập trung nên lãi suất cho gửi tiết kiệm thường thấp.
Ngoài ra, gửi tiết kiệm ở ngân hàng nước ngoài không có độ an toàn cao, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro vì không được Ngân hàng Nhà nước đảm bảo đầy đủ. Vì vậy bạn cần tìm hiểu kỹ trong việc gửi tiết kiệm ngân hàng nào nhé!
Tham khảo thêm:
- So sánh lãi suất ngân hàng mới nhất
- Gửi tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất?
- Lưu ý về lãi suất tiết kiệm ngân hàng mà bạn không nên bỏ qua
6. Viết ghi chú nhắc nhở về kỳ hạn tiền gửi ngân hàng
Kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng tiếp theo bạn cần nắm được đó là viết ghi chú nhắc nhở về kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng, để chắc chắn đi tất toán sổ tiết kiệm đúng kỳ hạn và nhận tiền lãi. Nếu để quá thời hạn tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển về trạng thái gửi tiết kiệm không kỳ hạn với mức lãi xuất thấp hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Có rất nhiều cách để bạn không quên kỳ hạn gửi tiết kiệm, ví dụ như bạn có thể ghi kỳ hạn ra giấy, sổ sách hoặc trên điện thoại thông minh…
7. Nên chọn gửi tiết kiệm online vì mang lại nhiều lợi ích
Gửi tiết kiệm online kết hợp với kỳ hạn 6 – 9 tháng được xem là lựa chọn tuyệt vời giúp khách hàng nhận được nhiều lợi ích như: Dễ dàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian; lãi suất cao hơn so với gửi sổ tiền tiết kiệm trực tiếp tại quầy; dễ dàng theo dõi các thông tin của sổ tiết kiệm, có thể tất toán bất cứ lúc nào, không cần đến ngân hàng; hạn chế sử dụng tiền mặt; giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19…
Trên đây là 7 kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng bạn nên biết để tránh rủi ro khi gửi tiết kiệm. Hãy tham khảo thêm thông tin về ngân hàng tại website để cập nhật thêm kiến thức nhé!